Bản đồ quy hoạch Long Thành Đồng Nai đến 2030 tầm nhìn đến 2050 đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt. Qua bản đồ án quy hoạch Long Thành, Đồng Nai tạo được sự định hướng mới phát triển kinh tế cũng như quy hoạch của vùng ven TP HCM.
1. Vị trí địa lý và liên kết vùng của Long Thành Đồng Nai.
Long Thành là một huyện nằm ở phía nam tỉnh Đồng Nai, có vị trí chiến lược trong vùng kinh tế trọng điểm miền Nam. Đây là huyện đông dân và là một trong 5 trụ cột của nền kinh tế Đồng Nai gồm TP Biên Hoà, Trảng Bom, Long Thành, Nhơn Trạch và Long Khánh .
Long Thành nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 32 km, cách thành phố Biên Hòa 24 km, thành phố Vũng Tàu 60 km , có vị trí địa lý:
Phía đông giáp các huyện Trảng Bom, Thống Nhất và Cẩm Mỹ Phía đông nam giáp huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng TàuPhía tây giáp quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Nhơn TrạchPhía nam giáp thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng TàuPhía bắc giáp thành phố Biên Hoà.
2. Diện tích và dân số của Long Thành Đồng Nai.
Long Thành có diện tích 431,01 km².
Hiện nay, huyện Long Thành có 14 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị trấn Long Thành và 13 xã: An Phước, Bàu Cạn, Bình An, Bình Sơn, Cẩm Đường, Lộc An, Long An, Long Đức, Long Phước, Phước Bình, Phước Thái, Tam An, Tân Hiệp.
Tổng dân số toàn huyện là 588.594 người theo số liệu mới nhất 2019 .
3. Quy hoạch phát triển kinh tế Long Thành Đồng Nai.
Kinh tế trọng điểm của Long Thành là công nghiệp được quy hoạch vùng ven TPHCM. Với hơn 7 cụm khu công nghiệp lớn được chính phủ phê duyệt gồm :
1. Khu công nghiệp An Phước: 201 ha
2. Khu công nghiệp Gò Dầu: 210 ha
3. Khu công nghiệp Long Đức: 580 ha
4. Khu công nghiệp Long Thành: 488 ha
5. Khu công nghiệp Lộc An – Bình Sơn: 498 ha
6. Khu công nghiệp Phước Bình: 640 ha
7. Khu công nghiệp công nghệ cao Amata Long Thành: 410 ha
Ngoài ra Long THành còn phát triển Nông nghiệp: trồng mía, lạc, điều, hồ tiêu, sầu riêng, chôm chôm, nhãn. Chăn nuôi bò sữa và chế biến các sản phẩm từ bò sữa.
4. Quy hoạch phát triển giao thông hạ tầng Long Thành Đồng Nai tầm nhìn 2050.
Rất nhiều dự án hạ tầng quy mô quốc gia đã và đang được triển khai tại Long Thành.
4.1 Cảng hàng không Quốc tế Long Thành
Cảng hàng không Quốc tế Long Thành với quy mô diện tích 5.000 ha, công suất 80-100 triệu lượt hành khách/năm . Dự án chia làm 3 giao đoạn. Dự kiến khởi công năm 2020 và đi vào hoạt động năm 2025. Theo Quy hoạch tổng thể, vị trí sân bay quốc tế Long Thành nằm tại xã Bình Sơn thuộc huyện Long Thành . Tổng mức đầu tư vào khoảng 6.7 tỷ USD
4.2 Cao tốc Long Thành Dầu Giây
Cao tốc Long THành Dầu Giây với tổng chiều dài 55,7 km . Dự án được khởi công 2009 và thông xe toàn tuyến vào năm 2015. Tổng mức đầu tư dự án 20.630 Tỷ đồng. Quy mô 4 làn xe, vận tốc tối đa 120 Km/ h . Hiện tại tuyến cao tốc đang quá tải. THeo thông báo mới nhất từ Bộ Giao Thông Vận Tải. Sẽ khẩn trương tiến hành thi công giao đoạn 2 của dự án.
Giai đoạn 2 sẽ mở rộng 8 làn xe, dự kiến sớm được khởi công trong thời gian tới.
4.3 Cao tốc Vũng Tàu – Biên Hòa.
Cao tốc Vũng Tàu – Biên Hòa với chiều dài 77.6 Km. Dự án đi qua 6 xã của huyện Long Thành, Đồng Nai gồm : An Phước, Long Đức, Lộc An, Long An, Long Phước, Phước Thái .
Tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu được thiết kế với quy mô đường cao tốc loại A, tốc độ thiết kế 100 – 120 km/h với 6 làn xe. Dự án dự kiến được khởi công trong thời gian tới.
4.4 Nâng cấp toàn diện dự án hạ tầng giao thông trọng điểm Long Thành .
Đường vành đai 3 Tân Vạn – Nhơn Trạch.Đồng Nai ưu tiên đầu tư và hoàn thành xây dựng các tuyến quan trọng như: đường 25B Nhơn Trạch, đường 768, đường 319 nối dài kết nối với cao tốc Long Thành – Dầu Giây, đường vào cảng Phước An. Chuẩn bị các điều kiện để khởi công nâng cấp đường Nguyễn Tri Phương, thành phố Biên Hòa. Đồng thời, nâng cấp mở rộng đường D9T768; nâng cấp cầu Đa Kai…Ngoài ra Long Thành cũng hưởng lợi từ các dự án cao tốc uyến cao tốc Bến Lức – Long Thành; đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết; đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt , 3 dự án cao tốc sẽ sớm được khởi công 2-4 năm tới.